KÝ SINH TRÙNG MÁU LEISHMANIA Ở CHÓ
17/06/2019

KÝ SINH TRÙNG MÁU LEISHMANIA Ở CHÓ

  1. Tổng quan về bệnh :

Tên thường gọi: Bệnh nhiễm  Leishmania ở chó

Vật chủ mang mầm bệnh: chó, mèo, người

Thời gian ủ bệnh: vài tuần đến vài năm

Vị trí tại vật chủ: hệ thống lưới nội mô (tế bào thực bào)

Đường lây truyền: Cắn phải ruồi cát phlebotomine ( tức là Lutzomyia ở Nam Mỹ, Phlebotomus spp. ở các nơi khác. Truyền máu, truyền qua giao phối và qua đường nhau thai.

Lây truyền sang người: Có.

Có khoảng 20 loài gây ra nhiều bệnh lâm sàng trên khoảng 30 loài Leishmania khác nhau

  1. Cách sinh bệnh :

Khi muỗi cát đốt người (động vật) bệnh hút máu, hút luôn thể amastigote vào dạ dày của nó. Trong ruột muỗi cát, ký sinh trùng sẽ chuyển từ dạng không roi sang dạng có roi (promastigote), tăng sinh và sau đó sẽ di chuyển lên vòi muỗi cát, không xâm nhập vào tuyến nước bọt. Trong vòng 8 - 15 ngày, thể này có khả năng gây nhiễm. Khi muỗi cát đốt người (động vật) sẽ truyền ký sinh trùng này vào ký chủ.

  1. Dấu hiệu lâm sàng :

Bệnh nhiễm leishmania là một bệnh nhiễm ký sinh trùng có một loạt dấu hiệu lâm sàng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nội tạng lẫn da hoặc có thể biểu hiện mà không có bất thường về da. Chó và mèo có thể có biểu hiện ở nội tạng và trên da.

Hậu quả lây nhiễm tùy thuộc vào hệ miễn dịch của con vật. Một số con chó sẽ loại bỏ được tình trạng nhiễm bệnh, một số con sẽ phát triển nhiễm bệnh cận lâm sàng, còn những con khác sẽ phát triển bệnh mạn tính nghiêm trọng. Chó có thể có các dấu hiệu lâm sàng hoặc bị nhiễm cận lâm sàng. Dấu hiệu lâm sàng có thể bao gồm con vật sốt , các hạch bạch huyết phình to, phì đại lách, viêm da tróc vảy, lở nốt trên da, loét, rụng lông, viêm kết mạc, mù, chảy máu cam, teo cơ .

  1. Chẩn đoán bệnh :

          Có thể khó chẩn đoán lâm sàng vì các dấu hiệu lâm sàng khác nhau .

  • Khi chẩn đoán ta cần lưu ý phải siêu ầm hoặc chụp X-Quang để biết được lá lách có bị phì đại không để tránh nhầm lẫn với các bệnh viêm da .

  • Chủ yếu các phòng khám sử dụng que test nhanh để nhận biết được xem thú cưng có bị nhiễm Leishmania hay không . Sau đó các Bác Sỹ Thú Y sẽ có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm ELISA ( Xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme ) , Kháng thể miễn dịch huỳnh quang ( IFAT) và Sắc ký miễn dịch để xác định được độ nhạy và tính đặc hiệu ---> Tìm hiểu về qua test nhanh Leishmania tại đây

  • Các chỉ tiêu sinh hóa – sinh lý có thể chú ý tới khi mắc bệnh Leishmania : Tăng protein huyết , tang globulin huyết , giảm abumin huyết , tăng u-rê huyết …

  1. Điều trị :

  • Antimonials meglumine antimoniate (Glucantime) – 75-100mg/kg, tiêm dưới da , ngày 1 lần  trong 30 ngày kết hợp với allopurinol – 10mg/kg, cho uống , ngày 2 lần

  • Miltefosine – 2mg/kg, tiêm dưới da , ngày 1 lần trong 30 ngày kết hợp với allopurinol – 10mg/kg, cho uống , ngày 2 lần .

  • Sử dụng liên tục trong 30 ngày cho đến khi các dấu hiệu lâm sàng biến mất, kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa huyết thanh bình thường và kết quả xét nghiệm huyết thanh trở lại âm tính.

  1. Phòng bệnh :

  • Các chất diệt côn trùng dùng ngoài da để bảo vệ chó khỏi bị muỗi cát hút máu: các loại dung dịch, thuốc bôi, thuốc phun xịt và vòng cổ.

  • Thuốc bôi chứa imidacloprid và permethrin được khuyên sử dụng cho chó mỗi lần cách nhau 3 đến 4 tuần để xua đuổi muỗi cát.

  • Ở các trại chó cần vệ sinh môi trường , khu chơi , khu nuôi nhốt định kì phun thuốc diệt muỗi , thuốc sát trùng sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh .

  • Có thể sử dụng vaxin , phương pháp này chưa phổ biến ở Việt Nam .

  • ------------------------------

    VietDuc Pets Centre
    Địa chỉ: số 1 Mạc Thái Tổ, Cầu Giấy, Hà Nội
    🤙 Hotline: 024.7309.1900 - 091.365.1080 - 094.880.880.2

Hotline: 024.7309.1900
popup

Số lượng:

Tổng tiền: