Bệnh Toxoplasma gondii - Ký sinh trùng mèo
02/05/2019

Bệnh Toxoplasma gondii - Ký sinh trùng mèo

Toxoplasma gondii là sinh vật đơn bào ký sinh chủ yếu trên mèo, có thể có trong thực phẩm, rau sống, nguồn nước ô nhiễm, tổn thương chủ yếu ở da gây ngứa da, nổi mày đay, da thô ráp sẩn. Biểu hiện của bệnh từ nhẹ đến rất nặng thậm chí gây rối loạn chức năng và có thể dẫn tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Toxoplasma gondii là một sinh vật đơn bào sống ký sinh nội bào bắt buộc, lây nhiễm tất cả các động vật máu nóng kể cả con người. Mèo và thú họ mèo là vật chủ chính bài tiết oocyst nang kén. Tất cả các ký chủ không thuộc họ mèo là vật chủ trung gian định vị ở nang mô (tissue cyst). Có ba giai đoạn lây nhiễm trong bệnh do Toxoplasma gondii bao gồm: thoi trùng (sporozoite), tachyzoites và bradyzoites. Trong đó, giai đoạn sporozoite ở trong phân mèo và môi trường có hai hình thức bào tử (sporulated oocyst) và không bào tử (unsporulated oocyst). Giai đoạn ở trong mô cơ thể chúng ở dạng tachyzoites và bradyzoites.

Dịch tễ học

T. gondii gây bệnh trên mọi lứa tuổi chó mèo. Tuy nhiên, mèo bị suy giảm hệ thống miễn dịch có nguy cơ cao và biểu hiện bệnh rõ ràng nhất. Mèo con bị lây truyền từ mẹ cũng ở tình trạng bệnh nguy hiểm nhất.

Ba hình thức lây truyền chính là nhiễm trùng bẩm sinh, ăn phải thịt sống bị nhiễm bệnh, và ăn thực phẩm hoặc do uống nước bị nhiễm nang kén. Hình thức phụ khác bao gồm truyền qua sữa, truyền dịch cơ thể, và cấy ghép mô hoặc bộ phận cơ thể. 

Toxoplasmosis và seroreactivity T. gondii nhiễm ở thú già nhiều hơn thú non. Chó, mèo ăn thịt sống có nguy cơ bị bệnh nhiều hơn ăn thức ăn công nghiệp. Chó và mèo hoang, hay sống trong tự nhiên có tỷ lệ nhiễm cao hơn chó mèo nhà. Dịch bệnh do Toxoplasma cũng liên quan đến các nguồn cung cấp nước uống và nguồn nước ngọt tự nhiên.

T. gondii có thể tồn tại và sinh bào tử trong nước biển và tồn tại ít nhất 6 tháng tại ở nhiệt độ 4°C đến 24°C, là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử vong ở động vật có vú ở biển. Động vật thân mềm hoặc động vật biển có thể hoạt động như các ký chủ trung gian.

Vòng đời của Toxoplasma gondii

Vòng đời trong biểu mô ruột: được hoàn tất trong vòng 3 đến 10 ngày sau khi mèo ăn nang mô tỷ lệ lên đến 97% số mèo. Có hai giai đoạn sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính trong biểu mô đường ruột. Sinh sản vô tính xảy ra khi mèo ăn chuột chứa mầm bệnh các bradyzoite sẽ sinh sản vô tính hình thành các tachyzoite định vị trong các mô của cơ thể. Sinh sản hữu tính xảy ra khi các giao tử đực (microgamont) kết hợp với các giao tử cái (macrogamont) hình thành hợp tử (zygote) theo phân thải ra môi trường.

Vòng đời ngoài ruột: giống nhau ở các ký chủ, bao gồm cả động vật gặm nhấm, chó, mèo, và con người, không lệ thuộc tissue cysts (nang trong mô) hoặc oocysts (nang kén) được ăn vào.

Sinh bệnh học

Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào vị trí xâm nhập và sự tổn thương mô. Mặc dù nhiễm trùng cấp tính có thể gây tử vong, tuy nhiên đa số vật chủ có thể tự hồi phục. 

Một số con chó, mèo bị nhiễm toxoplasma phát triển các dấu hiệu lâm sàng trong khi một số khác lại không, có thể do một số yếu tố như tuổi, giới tính, loài ký chủ, số lượng của T. gondii, và giai đoạn của ký sinh trùng. Não, gan, phổi, cơ xương, mắt là mục tiêu phổ biến khi T. gondii nhân rộng và tồn tại khi bệnh chuyển sang mãn tính. 

Stress cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng T. gondii. Khi vật chủ bị suy giảm miễn dịch sẽ nhạy cảm hơn với bệnh khác vì T. gondii tăng sinh có thể dẫn đến các tác nhân gây bệnh cơ hội. 

Giai đoạn tồn tại trong biểu mô ruột, IgA làm tăng chất tiết đường ruột để T. gondii không thể nhân rộng. Interferon (IFN)- γ và các yếu tố miễn dịch dịch thể rất quan trọng trong đáp ứng đề kháng với triệu chứng viêm não do Toxoplasma gây ra. 

Toxoplasmosis ở chó thường gắn liền với các nhiễm trùng răng miệng. Nhiễm trùng Toxoplasma nghiêm trọng hơn ở những mèo đồng nhiễm với FIV, lúc này các tế bào CD4+, CD8+, tế bào lympho, interleukin (IL) -2, IL-6 , IFN- γ, và IL -12 giảm xuống đáng kể có thể là do T.gondii ức chế các tế bào TH, các cytokine. Về mặt lâm sàng, mèo nhiễm đồng thời FIV và T. gondii rất khó khăn để điều trị hiệu quả.

Triệu chứng lâm sàng

Mèo con theo mẹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do sự nhân lên ở toàn thân của tachyzoite. Mèo con có biểu hiện viêm màng đệm võng mạc mắt, hôn mê, trầm cảm, hạ thân nhiệt và chết đột ngột có thể xảy ra. Mèo con bị viêm não có thể ngủ nhiều hay kêu rên liên tục, liệt nhẹ, mất điều hòa. Bụng to lên do gan lớn hoặc tích dịch xoang bụng.

Mèo trưởng thành chán ăn, hôn mê, khó thở do viêm phổi là đặc điểm chung của bệnh đã được ghi nhận. Sốt liên tục hoặc không liên tục, sụt cân, vàng da co viêm gan hay viêm ống mật, viêm cơ tim, nôn mửa, tiêu chảy, tràn dịch màng bụng, tăng cảm giác trên cơ, chân đi khập khiễng, viêm bàng quan, viêm da. Bệnh có thể thết rất nhanh trên một số mèo có biểu hiện hô hấp và thần kinh nặng.

Trên chó con chủ yếu ở chó nhỏ hơn 1 tuổi: sốt, viêm amiđan, khó thở, tiêu chảy và nôn mửa, vàng da thường do hoại tử gan lan rộng, viêm cơ tim viêm da do ức chế miễn dịch.

Trên chó trưởng thành dấu hiệu thần kinh bao gồm: tổn thương trong não, tiểu não, hoặc tủy sống, co giật, động kinh, mất điều hòa, và liệt hoặc tê liệt; dáng đi bất thường, teo cơ, hoặc cứng khớp, viêm võng mạc, viêm màng bồ đào trước, tăng sản biểu mô lông mi, và viêm dây thần kinh thần kinh thị giác.

Nếu nhiễm trùng xảy ra trong 10 tuần đầu tiên của thai kỳ àsẩy thai có thể xảy ra hoặc di dạng thai nhi, trẻ sơ sinh có thể có vấn đề về não, bệnh về mắt, động kinh, hoặc rối loạn về máu.

Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh

Thiếu máu không hồi phục, sự giảm bạch cầu trung tính với hiện tượng bạch cầu nghiêng trái và giảm lympho bào kéo dài trong vòng 5-12 ngày. Bạch cầu tăng lên trong giai đọan hồi phục.

Các chỉ tiêu sinh hóa: protein máu, albumin máu giảm trong bệnh cấp tính. Globulin máu tăng trong bệnh mãn tính. ALT, AST và Creatine kinase tăng trong hoại tử gan và hoại tử cơ. Bilirubin huyết thanh tăng trong hoại tử gan cấp tính. Amylase huyết thanh, lipase huyết thanh, calcium huyết thanh khi có viêm tụy. Có sự hiện diện của bilirubin niệu và protein niệu.

Tế bào học, tachyzoites có thể được phát hiện ở các mô khác nhau và dịch chất cơ thể trong trường hợp cấp tính. Lympho bào thường chiếm ưu thế, và một phức hợp các tế bào gây phản ứng viêm được tìm thấy. 

Chụp X-quang lồng ngực mèo ở thể cấp tính, có sự lan tỏa từ mô kẽ đến các phế nang tạo thành các đốm trên thùy phổi, tràn dịch màng phổi nhẹ có thể xuất hiện. Kiểm tra phân, chỉ 1% mèo được xem là thường xuyên bài thải Oocysts qua phân mặc dù kiểm tra kháng thể trong huyết thanh dương tính.

Các test huyết thanh trên mèo nhiễm T.gondii bao gồm: Test thuốc nhuộm Sabin-Feldman để phát hiện IgG và IgM. Ngoài ra, kĩ thuật kháng thể hùynh quang gián tiếp (FA), Test ngưng kết hạt latex (LAT) và phuơng pháp ELISA để phát hiện IgG.

Bệnh tích

Ở mèo hoại tử chủ yếu ở gan, các hạch bạch huyết màng treo ruột, tuyến tụy, và phổi. Các tổn thương thần kinh trung ương tương tự như tìm thấy ở chó. U hạt có thể có ở ruột và các hạch bạch huyết màng treo ruột, u nang trên mô ở mèo bị nhiễm tự nhiên luôn luôn được xác định là Toxoplasma mà không phải Neospora. Viêm ống dẫn mật, ông dẫn mật tăng sản, biểu mô đầu ống mật bị bong tróc và tiết dịch. 

Ở chó hoại tử chiếm ưu thế, đặc biệt trong não, phổi, gan, hạch màng treo ruột và các nốt bạch huyết. Nhiều vết loét đường kính lên đến 10 mm trong dạ dày và ruột non. Thần kinh trung ương có vùng bị đổi màu và hoại tử lên đến 12 mm và teo tiểu não đã được quan sát. Viêm cơ liên quan đến các bắp cơ ở chân, các xoang phế nang được lấp đầy fibrin và đôi khi với tế bào lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan.

Điều trị

Thuốc điều trị không hoàn toàn hiệu quả trong việc tiêu diệt ký sinh trùng mà nó chỉ ngăn chặn sự nhân lên của T. gondii.

Clindamycin là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh toxoplasmosis lâm sàng ở chó và mèo. Clindamycin được hấp thu đường ruột tốt nên liều lượng của thuốc khi uống và tiêm tương tự nhau. Triệu chứng lâm sàng thường giảm bớt sau 24 đến 48 giờ điều trị. Cải thiện tính thèm ăn, giảm sốt.

Ngoài ra, sự kết hợp của pyrimethamine và sulfonamides, có thể đươc dùng điều trị toxoplasmosis. Doxycycline và minocycline đã được chứng minh là có hiệu quả in vitro và in vivo trong nhiễm trùng thực nghiệm ở chuột nhiễm toxoplasma.

Các biện pháp phòng bệnh

  • Tốt nhất nên cho mèo ăn thức ăn khô hoặc thực phẩm đóng hộp.
  • Vật nuôi trong nhà không bên tiếp xúc với gián, giun đất, và các loài gặm nhấm, ĐV hoang dã.
  • Nếu bổ sung thêm thịt nên được nấu chín kỹ, ngay cả khi đã đông lạnh trước đó.
  • Mèo cần được ngăn chặn tiếp xúc với nơi chế biến sản phẩm động vật.
  • Vaccine chứa brandyzoite sống nhược độc giúp làm giảm lượng oocysts bài thải bởi mèo tái phơi nhiễm. Nhưng loại vaccine này hiện chưa được thương mại hóa.

Các quan sát sức khỏe cộng đồng

Trên toàn thế giới gần 500 triệu người có kháng thể với T.gondii. Kiểm tra ở Mỹ có xấp xỉ 25-50% người có kháng thể với T.gondii, tỷ lệ người ở nhóm tuổi từ 12-49 là 9% năm 1999- 2004. Tại Mỹ ước tính ít nhất 50% bệnh nhiễm trùng có liên quan đến việc sử dụng thịt. Trong một khu vực ở miền nam Chile, 57% phụ nữ mang thai bị nhiễm là do ăn phải thịt, còn lại là do nhiễm oocysts.

Mèo nhà nhiễm bệnh ở thể mãn tính và mèo hoang là nguồn gây nhiễm chính T.gondii ở đô thị và nông thôn. Chó ăn phân mèo sẽ là vectơ vận chuyển nang kén bởi vì chúng sẽ thải ra nang kén trong phân sau 2 ngày.

Sự truyền qua nhau thai ở thai nhi xảy ra thông qua lây lan tachyzoite khi phụ nữ mang thai trong thời kì đầu. Viêm màng mạch - võng mạc mắt là triệu chứng thường gặp nhất gây ra bởi nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma ở trẻ em. Những trục trặc trong trong truyền máu, cấy ghép cơ quan cũng là một nguồn lây nhiễm.

Ăn thịt chưa nấu chín, hoặc thực phẩm nhiễm bẩn chưa nấu chín do dao thớt, là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm Toxoplasma ở người. Tỷ lệ kháng thể trong huyết thanh với T. gondii là 5,2% ở trẻ em sống trong môi trường nông thôn và 1,1% sống ở vùng đô thị. Tuy nhiên, việc uống sữa dê cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm bệnh. 

Sự tồn tại của oocysts trong môi trường cũng là một yếu tố quyết định trong việc phát tán và duy trì của bệnh trong thiên nhiên. Oocysts có thể tồn tại đến 18 tháng trong điều kiện môi trường không thuận lợi và đề kháng với hầu hết các chất sát trùng. Thậm chí nang kén có thể tồn tại ít nhất là 11 tuần ở nhiệt độ lạnh.

Ngoài ra, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) có đề nghị sau đây để ngăn chặn nhiễm toxoplasmosis:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với đất, cát, thịt sống hoặc rau chưa rửa.
  • Nấu ăn thịt hoàn toàn cho nhiệt độ tâm thịt tối thiểu 160˚F (70˚C). Không ăn thịt cho đến khi nó được nấu chín.
  • Cho thịt vào trong ngăn đông vài ngày trước khi nấu để làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng Toxoplasma.
  • Rửa tất cả thớt và dao sạch bằng nước xà phòng nóng sau mỗi lần sử dụng. Rửa và gọt vỏ tất cả các loại trái cây và rau trước khi ăn.
  • Đeo găng tay khi làm vườn hoặc xử lý cát từ thùng chứa cát. Rửa tay kỹ sau đó. Giữ cho cát sạch sẽ khi không sử dụng, đổ cát đúng nơi qui định tránh ô nhiễm môi trường.
  • Tránh uống nước chưa đun sôi hoặc chưa được xử lý, đặc biệt là khi đi du lịch ở các nước kém phát triển.
Hotline: 024.7309.1900
popup

Số lượng:

Tổng tiền: