BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO (FPV)
02/05/2019

BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO (FPV)

Bệnh giảm bạch cầu mèo (FPV) hay còn được gọi với những tên khác: bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, bệnh Care ở mèo, bệnh mất điều vận ở mèo, bệnh parvo mèo là do virus  có tính chất lây lan nhanh, đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, giảm số lượng bạch cầu (leucopenia) và thường có tỷ lệ tử vong cao.

Mèo mẹ nhiễm bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết ngay sau khi sinh, việc giảm sản sinh não (cerebellar hypoplasia) gây nên sự mất điều vận ở mèo con từ 2 đến 3 tuần tuổi. Tất cả dòng họ mèo (Felidae) đều nhạy cảm với virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo (Panleucopenia).

Nguyên nhân bệnh giảm bạch cầu mèo

Virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo rất nhỏ và rất bền, được phân loại vào nhóm Parvovirus (nên có tên parvo mèo). Vật chất di truyền là sợi ADN. Virus này đề kháng cao với hầu hết thuốc sát trùng như ether, chloroform, acid, alcolhol, và nhiệt độ (56 độ C trong 30 phút) nhưng nhạy cảm với chất tẩy Clorox. Virus sản sinh trong tế bào của ký chủ.

Tiến triển và sự lây lan bệnh

Bệnh xảy ra trên mèo ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh giảm bạch cầu mèo là bệnh của mèo con. Đặc điểm của bệnh thay đổi đáng kể từ đàn này đến đàn khác và từ đợt dịch này đến đợt dịch khác. Ở những đàn nhạy cảm, bệnh có thể gây chết đến 100% đàn, ở những đàn khác thì chỉ một vài con bị ảnh hưởng. Việc nhiễm bệnh xảy ra có theo tính chất theo mùa và thông thường liên quan với mùa sinh sản của mèo.

Việc ảnh hưởng theo mùa có thể thay đổi theo từng khu vực địa lý. Ở vùng đông bắc nước Mỹ hầu hết bệnh thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu. Tuy nhiên, những trận dịch của bệnh giảm bạch cầu mèo có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Sự lây truyền của bệnh FPV thông thường do tiếp xúc trực tiếp với mèo đã nhiễm hoặc qua chất tiết của nó. Trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, virus lưu trú trong phân, nước tiểu, nước bọt, chất nôn ra.

Virus này có thể lan truyền bằng cách tiếp xúc với những dụng cụ nhiễm bẩn như dụng cụ cho ăn, tấm trải cho mèo nằm, chuồng nhốt mèo, hoặc có thể qua người chăm sóc. Sự đề kháng đáng của virus là điều đáng lưu ý trước khi đưa mèo mới vào đàn. Khi xảy ra dịch virus có thể tồn tại hằng tháng đến hằng năm. Do đó cần phải tiêm phòng vaccine chống lại bệnh giảm bạch cầu mèo, ít nhất hai tuần trước khi đưa chúng về nuôi.

Tính gây bệnh

FPV thường đi vào theo đường miệng, việc nhiễm bệnh xảy ra đầu tiên ở mô lympho của vùng miệng-hầu (vùng hạch amidal) và lympho ruột. Sau 24 giờ nhiễm bệnh, virus hiện diện trong máu và phân bố khắp nơi trong cơ thể. Trong vòng hai ngày nhiễm bệnh, hầu như tất cả các mô trong cơ thể điều chứa một số lượng lớn virus. Khi kháng thể tuần hoàn xuất hiện, thì số lượng virus giảm dần. Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ virus thể tồn tại đến hàng năm trong một số mô, Nhưng nếu sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ đủ mạnh thì sẽ trung hòa hết virus trong lúc chúng lưu lại thì những mèo con bị nhiễm virus dai dẵng cũng không có khả năng lây lan bệnh.

Ở mèo con mới sinh bị nhiễm bệnh, mô bị phá hủy nghiêm trọng là những mô có sự phân chia nhanh như tuyến ức và não tủy. Còn những mèo lớn thì những mô như lympho, tủy xương, và những tế bào bề mặt của ruột sẽ bị ảnh hưởng nghiêm thay vì mô tuyến ức và não tủy.

Triệu chứng lâm sàn

Mức độ nghiêm trọng thay đổi rất lớn tùy từng trường hợp. Nhiều mèo bị nhiễm bệnh nhưng không thể hiện triệu chứng nào cả, chỉ có một phương pháp chẩn đoán là phân lập virus hoặc phương pháp huyết thanh học (phát hiện kháng thể bằng test nhanh). Một số khác có biểu hiện nhiệt độ tăng nhẹ, ăn ít, bạch cầu giảm nhẹ. Trường hợp điển hình của bệnh giảm bạch cầu, triệu chứng lâm sàng có thể xảy ra bất thình lình, nhiệt độ trực tràng lên đến 39.4 độ C hoặc hơn, thú có thể suy nhược trầm trọng, bỏ ăn, nôn mửa và tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng điện giải.

Trên mèo trưởng thành

Những mèo mắc bệnh thường thấy có tư thể co gập điển hình của đầu với giữa hai chân trước, hay đôi khi thấy đầu mèo treo lên tô nước, hoặc đĩa thức ăn. Rất khát nước nhưng không nuốt được nước. Bộ lông nhám, xù xì, da không còn đàn hồi do mất nướcvà xuất hiện mí mắt thứ ba (nơi góc mắt, gần mũi). Bụng đau khi sờ nắn đường tiêu hóa thấy chứa nhiều dịch và hơi. Mèo hạ thân nhiệt dưới mức bình thường dưới 36 độ C, hôn mê và chết sau vài giờ.

Trên mèo con

Tỷ lệ chết trong một trận dịch giảm bạch cầu ở mèo có thể thay đổi từ 25% đến 100%. Mèo con có thể chết cấp tính mà không có dấu hiệu nào báo trước. Thường làm cho chủ nghĩ là do nguyên nhân ngộ độc. Thường thấy hơn, cái chết sẽ xảy ra trong vòng 5 ngày đầu mắc bệnh .

Triệu chứng của mèo con bị nhiễm bệnh trong tử cung hoặc ngay sau khi sinh không nhận thấy được trước khi có sự chết đột ngột, hoặc cho đến khi xuất hiện sự mất điều vận vào khoảng hai tuần tuổi. Khi mèo con bắt đầu vận động đi lại. Sự mất điều vận được ghi nhận qua sự cuộn tròn, lăn lộn, và ngả nhào vì mèo cố gắng để đi, qua sự co giật của đầu không chủ ý hoặc bằng sự lắc lư cơ thể. Nếu chúng có thể điều phối để nhận được thức ăn, thì những mèo con này có thể sống. Tuy nhiên, sự co giật mất điều vận này sẽ tồn tại suốt cuộc đời chúng và sẽ có tiến triển chút ít khi chúng lớn lên.

Điều trị

Bệnh giảm bạch cầu mèo thường có tỷ lệ chết cao, nhưng nếu cố gắng, sự chăm sóc tốt thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm. Mục tiêu chính là giữ cho những mèo bị ảnh hưởng bệnh còn sống và sức khỏe tốt cho đến khi khả năng phòng vệ tự nhiên có thể đảm nhận được, như sự xuất hiện của kháng thể và sự gia tăng số lượng bạch cầu tuần hoàn. Kháng thể thường xuất hiện khoảng sau 3-4 ngày sau khi thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh, hai hoặc 3 ngày sau sự đáp ứng ngược lại ở bạch cầu có thể mong đợi xảy ra. Do đó nếu mèo bệnh được chăm sóc từ 5 đến 7 ngày sau cơn bệnh thì cơ hội hồi phục thường rất tốt.

Những chăm sóc về mặt thú y là nhằm vào việc giảm nôn mửa, tiêu chảy và mất nước gây mất cân bằng điện giải và nhằm vào việc phòng những bệnh vi khuẩn thứ phát có thể xảy ra.

Sự nhiễm bệnh hô hấp thứ phát do virus là sự phức tạp thường xảy ra của bệnh suy giảm bạch cầu mèo. Việc nhiễm FPV này là sự khởi đầu của việc nhiễm virus đường hô hấp tiềm tàng, như virus gây bệnh viêm mũi khí quản ở mèo (feline viral Rhinotracheitis virus), Calicivirus ở mèo (feline calicivirus).Virus gây bệnh hô hấp và FPV thường tạo ra một bệnh nghiêm trọng hơn là con vật chỉ nhiễm một loại virus bệnh.

Phòng ngừa

Bệnh giảm bạch cầu mèo là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Việc chủng ngừa thực hiện khi mèo con được 8 đến 10 tuần tuổi. Việc tiêm chủng lần 2 nên tiến hành vào 4 tuần sau. Ở những vùng nơi mà việc nhiễm bệnh cao, và để có được sự bảo vệ tối ưu, việc tiêm chủng lần 3 nên tiến hành vào lúc 16 tuần tuổi.

Miễn dịch thụ động từ mèo mẹ qua sữa đầu phải được xem xét trước khi thiết lập chương trình tiêm chủng định kỳ. Sự can thiệp của miễn dịch thụ động tư mẹ là nguyên nhân phổ biến nhất của sự thất bại trong việc tiêm chủng. Có sự tồn tại mối tương quan trực tiếp giữa mức độ kháng thể FPV của mèo mẹ tại thời điểm sinh và thời gian của miễn dịch thụ động ở mèo con.  Miễn dịch thụ động của mèo con, nếu đủ mạnh sẽ không những bảo vệ mèo con chống lại FPV có độc tính mà còn phản ứng với virus của vaccine và can thiệp vào việc tạo miễn dịch.

 

Hotline: 024.7309.1900
popup

Số lượng:

Tổng tiền: