BỆNH CO GIẬT TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐẺ Ở CHÓ MÈO
29/04/2019

BỆNH CO GIẬT TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐẺ Ở CHÓ MÈO

 

Bệnh co giật do thiếu canci ở gia súc cái nói chung và ở chó, mèo nói riêng là một quá trình bệnh lý thường sảy ra trước khi đẻ, trong và sau khi đẻ thậm chí ngay tới khi cai sữa cho con. Bệnh co giật do thiếu canxi có thể sảy ra trước hoặc sau khi đẻ

A. BỆNH CO GIẬT TRƯỚC KHI ĐẺ

1. Nguyên nhân

- Chủ yếu do nuôi dưỡng không tốt khẩu phần ăn thiếu Ca, P

- Tỷ lệ Ca/P không thích hợp, do Ca thiếu, P thừa gây nên hiện tượng co giật.

- Do rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp (Parathyroides) dẫn đến lượng canxi trong máu từ 10-12% giảm xuống còn một nửa.

2. Triệu chứng

- Chó, mèo đi lại bồn chồn, nôn mửa nhanh, sốt cao trên 41 độ C.

- Hai chân sau yếu run rẩy, đứng không vững, đi lại khó khăn, thường đi siêu vẹo sau đó chó nằm ruỗi thẳng chân, không đứng lên được, cơ run, thỉnh thoảng lại lên cơn co giật con vật thở hổn hển, thở rốc, nước dãi chảy tự do quanh miệng

- Bệnh có thể kéo dài liên tục vài tiếng, có khi tới vài ngày nếu không can thiệp ngay sẽ lên cơn co giật liên tục, sau đó bại liệt nằm một chỗ, bại liệt kéo dài làm cơ của chân sau bị teo, thối loét da thịt và vật thường bị tử vong trong trạng thái bại huyết

B. BÊNH CO GIẬT SAU KHI ĐẺ

Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi đẻ trong vòng 3-5 ngày, chó mèo thường có triệu chứng đặc trưng: run rẩy, co giât, quay cuồng, đầu mất phương hướng, đập đầu vào tường rồi 4 chân mất cảm giác sau đó liệt hẳn.

1.Nguyên nhân

Do trong giai đoạn mang thai nhất là gai đoạn cuối, chó, mèo không được cung cấp đầy đủ Canxi, phốt pho trong khi đó thai đang phát triển nhanh bộ 66 xương cần một lượng lớn canxi. Hơn nữa sau khi đẻ, chó cái, mèo cái lại phải tiết sữa để nuôi con mà trong sữa đòi hỏi phải có can xi từ đó làm cho hàm lượng canxi giảm xuống đột ngột trong máu gây ra bệnh co giật của chó mèo sau khi đẻ.

2. Triệu chứng

Bệnh tiến triển nhanh, từ khi bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên đến xuất hiện các triệu chứng điển hình không quá 12 giờ. Chó mèo bồn chồn ủ rũ, mắt lờ đờ, không muốn đi lại, chân sau lảo đảo, đứng không vững Run rẩy, các bắp thịt rung liên tục sau đó xuất hiện những cơn co giật. Chó thở mạnh, chảy rớt dãi, không đi lại được.Những triệu chứng này xuất hiện rất nhanh, trong thời gian ngắn nên hay nhầm với bệnh say nắng hay nhiễm trùng huyết cấp tính. Nếu không cứu chữa kịp thời thì có tới 60% số chó mèo sẽ chết sau 12-48 giờ co giật.

Nhiều trường hợp chó sau khi đẻ vài giờ đã chết vì co giật. Một số trường hợp bệnh nhẹ chó mèo chỉ thể hiện: khô mũi, ăn ít, đi lại khó khăn, siêu vẹo. Tuy nhiên hậu quả cuối cùng không chết nhưng cũng liệt chân, thở khó khăn, lưỡi luôn luôn thè ra kèm theo dãi dớt do liệt hầu. Chó mèo suy yếu nhanh, mệt mỏi, không cho con bú

3. Phòng trị

a. Phòng bệnh

Trong giai đoạn có chửa và nuôi con nên cho ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ chất khoáng và vitamin, nhất là Ca và P.

- Cho chó mèo chửa ra hoạt động ngoài trời để tăng thêm lượng vitamin D2, D3.

b. Chữa bệnh

- Tiêm dung dịch gluconat canci hay canci clorid vào tĩnh mạch cho chó với liều 3-5ml/con, tiêm liên tục trong 3-5 ngày với mèo tiêm gluconat canci vào bắp thịt.

- Calcium fort: thành phần gồm cancium gluconate 20% tiêm bắp cho chó liều 10ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày.

- Thuốc bại liệt cặp: thuốc gồm 1 cặp 2 ống: 1 ống chứa cancium gluconate, 1 ống chứa vitamin nhóm B, khi tiêm bắp trộn 2 ống và tiêm cho chó liều 10ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày

+ Trợ tim mạch: Tiêm cafein 5% liều 2-3ml/con, tiêm long não nước 5%, liều 2-3ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ.

+ Trợ sức, trợ lực bằng cách: Tiêm bắp vitamin B1, liều 5ml/con chó, 3ml/con mèo. Tiêm bắp vitamin C 5% liều 5ml/con chó, 3ml/con mèo

Hotline: 024.7309.1900
popup

Số lượng:

Tổng tiền: