-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
29/04/2019
BỆNH CẦU TRÙNG Ở CHÓ
● Canine Coccidiosis
Cầu trùng thuộc động vật đơn bào nguyên sinh (1dạng của protozoa) gây ra, thường thấy là Isospora canis sống trong đường ruột của chó, gây ra bệnh tiêu chảy phần lớn ở chó con dưới 6 tháng tuổi.
Chó trưởng thành ít mắc vì chúng có khả năng miễn dịch mặc dù chúng có thể mang cầu trùng ở trong đường ruột và là kho thải các noãn nang ra ngoài qua phân gây lây lan bệnh .
1. Căn bệnh
- Cầu trùng thuộc động vật đơn bào nguyên sinh (1dạng của protozoa) gây ra.
- Đặc điểm sinh học: cầu trùng rất phát triển gồm sinh sản vô tính và hữu tính trong cơ thể.
2. Dịch tễ học
- Phát triển khá nhanh gây hậu quả nặng nề cho động vật.
- Bệnh có thể lây lan thành dịch.
- Động vật non (dưới 2 tháng) dễ bị nhiễm bệnh và phát triển bệnh nhanh hơn, nặng nề hơ so với động vật trưởng thành.
- Động vật đã trưởng thành và càng già thì các biểu hiện triệu chứng càng ít. Song chúng lại mang trùng và thường xuyên thải mầm bệnh ra môi trường theo phân là nguồn bệnh nguy hiểm nhất đối với động vật non.
- Môi trường ô nhiễm mầm bệnh, các thú hoang mang trùng là nguồn bệnh thứ hai.
- Các yếu tố nuôi dưỡng chăm sóc kém, vệ sinh môi trường không đảm bảo, động vật mắc các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh mãn tính ở đường hô hấp thúc đẩy bệnh cầu trùng nặng nề hơn.
- Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát hơn vào những tháng có mưa, nóng ẩm.
3. Đường truyền lây
Chó con sinh ra không mang cầu trùng trong đường ruột, sau đó thường xuyên tiếp xúc với phân của mẹ có chứa noãn nang của cầu trùng, cầu trùng xâm 42 nhập và phát triển trong đường ruột và gây bệnh. Ngoài chó mẹ, cầu trùng còn lây lan từ chó này sang chó khác qua tiếp xúc, phương tiện vận chuyển, bệnh viên điều trị.
4. Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh 5-7 ngày.
- Con vật mệt mỏi ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, sau đó tiêu chảy.
- Tiêu chảy có thể từ mức độ nhẹ tới rất nghiêm trọng tuỳ theo mức độ bệnh. Phân có thể lẫn máu và dịch nhầy bao phủ bên ngoài, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nặng.
- Thân nhiệt tăng nhẹ, con vật nôn ra các chất chứa, đái dắt, cào cấu lung tung.
- Thời kỳ cuối, chó có thể bị thiếu máu, nằm bẹp, kiệt sức rồi chết.
- Bệnh không kế phát các vi khuẩn khác triệu chứng sẽ giảm dần, khỏi sau 2 tuần.
- Đặc biệt, nhiều trường hợp bệnh rất nặng nhưng con vật vẫn chịu đựng được và tự khỏi. Vì vậy, bệnh Cầu trùng ở chó còn được gọi là bệnh tự giới hạn; khi không kế phát virus, vi khuẩn → triệu chứng của bệnh giảm sau 2 tuần.
- Sau khi có triệu chứng lâm sàng, ngày thứ 11mới quan sát được noãn nang thải ra ngoài, gây khó khăn cho chẩn đoán. Các noãn nang có thể được thải qua phân ở những chó đã hết triệu chứng trong nhiều tuần, đôi khi trong nhiều tháng.
5. Bệnh tích
- Xác gầy, lông xơ xác, niêm mạc nhợt nhạt.
- Bệnh tích tập trung ở ruột non, đặc biệt là đoạn dưới tá tràng và phần đầu của ruột già (manh tràng).
- Các đoạn ruột trên bị viêm cata, xuất huyết.
6. Chẩn đoán
- Dựa vào dấu hiệu về dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và mổ khám xác chết.
- Xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn hay Darling tìm noãn nang.
7. Điều trị + Trị cầu trùng
- Sulfaguanidine 180mg/ 1kg TT., cho uống 5 ngày liền.
- Sulfapiridazine 180mg/ 1kgTT., cho uống 5 ngày liền
- Kết hợp sulfuaguanidine 120mg/ 1kg TT và Sulfapiridazine 120 mg/ 1kg TT., cho uống 5 ngày liền.
- Có thể dùng thuốc: sulfadimethoxine (Albonđ) và trimethoprim-sulfadiazine (Tribrissenđ) đều có hiệu qủa trong điều trị và phòng bệnh do cầu trùng. Liều 180mg/ kg TT., cho uống 5 ngày liền.
- Nitrofurazone 20mg/ 1kg TT., uống 5 ngày.
Tuy những thuốc này không giết chết cầu trùng nhưng có tác dụng kìm hãm sự sinh sản của chúng, việc loại bỏ cầu trùng ra khỏi ruột là không thể nhanh chóng, gồm việc ngăn chặn sự sinh sản của động vật nguyên sinh, thời gian để kháng thể hình thành trong cơ thể chúng và di tới các cơ quan.
Liệu trình điều trị thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
+ Chống mất nước
+ Cầm máu
+ Tăng sức đề kháng
8. Phòng ngừa và kiểm soát
Cầu trùng được phân tán đi nhờ phân của những động vật mang mầm bệnh, vì vậy việc kiểm soát chặt chẽ phân của con vật là điều rất quan trọng. Tất cả phân sẽ được loại bỏ.
Chuồng nuôi cần phải được bảo đảm rằng thức ăn, nước uống không bị vấy nhiễm bởi phân. Nước sạch sẽ được cung cấp mọi lúc.
Không phải đại đa số thuốc sát trùng đều chống được cầu trùng, đốt phân, hấp ướt, dội nước sôi, hoặc dung dịch NH3 loãng là những cách tốt nhất để tiêu diệt cầu trùng. Cầu trùng có thể chống lại sự đông lạnh( không bị tiêu diệt khi nhiệt độ thấp).
Gián và ruồi là những con vật có thể mang cầu trùng từ nơi này đến nơi khác.Trong trường hợp chuột và các động vật khác có thểăn phải cầu trùng và sauđó bị chó giết và ăn thịt, nó có thể gây bệnh cho chó. Bởi vậy việc kiểm soát chặt chẽ côn trùng và loài gặm nhấm là rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh cầu trùng